Tỷ giá USD trên thị trường thế giới
Trong phiên giao dịch đầu tuần, đồng USD giảm nhẹ 0,03%, xuống mốc 106,12, đồng thời trượt khỏi mức cao nhất trong 5 tháng đạt được vào tuần trước, sau những bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và một loạt dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến đã buộc Mỹ phải giảm bớt kỳ vọng cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, căng thẳng hạ nhiệt ở Trung Đông, vốn đã khiến đồng USD, vàng và dầu tăng mạnh vào cuối tuần trước và ảnh hưởng nặng nề tới thị trường chứng khoán, cũng giúp xoa dịu sự biến động trên thị trường.
Hiện chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), đã dừng ở mức 106,09 điểm – tăng 0,47% so với giao dịch ngày 26/4.
Chỉ số đồng Đô la chốt tuần giao dịch đã ghi nhận mức tăng 0,47% lên 106,09 điểm, do báo cáo PCE gần đây cho thấy áp lực giá vẫn tăng cao ở Hoa Kỳ củng cố quan điểm rằng lãi suất sẽ cần phải duy trì ở mức cao hơn ít nhất cho đến tháng 12. Cả hai thước đo tiêu đề và cốt lõi hàng tháng đều phù hợp với kỳ vọng ở mức 0,3% trong khi thước đo hàng năm lại gây ngạc nhiên về mức tăng.
Đến ngày 24/4, chỉ số DXY tiếp tục giảm 0,39%, xuống mốc 105,69, sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm trong tháng 4, xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, trong bối cảnh nhu cầu yếu hơn. Theo đó, Chỉ số PMI tổng hợp nhanh của Mỹ, theo dõi cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đã giảm xuống 50,9, từ mức 52,1 của tháng 3.
Biểu đồ biến động Chỉ số DXY trong tuần qua. Ảnh: Marketwatch
Tuy nhiên, đến ngày 25/4, đồng bạc xanh tăng 0,15%, đạt mốc 105,82, sau khi dữ liệu cho thấy số lượng đơn đặt hàng mới đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất tăng vừa phải trong tháng 3 và dữ liệu của tháng trước được điều chỉnh thấp hơn. Thị trường hiện khi đó đang chờ đợi Fed công bố dữ liệu Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Theo công cụ FedWatch của CME, các thị trường hiện đang định giá 70% khả năng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 9.
Vào ngày 26/4, đồng USD giảm 0,29%, xuống mốc 105,57, nhưng sau đó lại chốt tuần giao dịch bằng việc vụt tăng 0,50%, đạt mốc 106,09 nhờ được hỗ trợ một phần bởi dữ liệu lạm phát của Mỹ không có dấu hiệu hạ nhiệt, phù hợp với dự báo và khẳng định kỳ vọng rằng Fed có thể sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất trong năm nay. Cụ thể, dữ liệu mới công bố cho thấy, Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 0,3% trong tháng 3, phù hợp với dự báo tăng 0,3%. Trong 12 tháng tính đến tháng 3, PCE tăng 2,7%, vượt mức kỳ vọng là 2,6%.
Ở một diễn biến ngược lại, đồng euro giảm 0,2% xuống 1,0705 USD. Trong tuần, đồng tiền chung châu Âu đã tăng 0,4%, đạt mức tăng hằng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 3. Trong khi đó, đồng bảng Anh giảm 0,1% xuống 1,2501 USD. Đồng tiền này đã tăng 1,1% so với đồng USD trong tuần vừa rồi, mức tăng lớn nhất kể từ đầu tháng 3.
Tỷ giá USD trong nước
Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 28/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm tuần 14 đồng, hiện ở mức 24.246 đồng.
Ngân hàng Nhà nước công bố điều chỉnh mức 24.246 VND/USD, giảm 18 đồng so với phiên giao dịch ngày 26/4
Hiện tỷ giá được phép giao dịch của các ngân hàng thương mại (NHTM) dao động từ 23.400 – 25.450 VND/USD. Tỷ giá đồng Đô la Mỹ cũng đã được Sở giao dịch NHNN đưa về phạm vi mua bán từ 23.400 đến 25.450 VND/USD.
Tỷ giá USD ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ và giá đô trong nước vào sáng nay ghi nhận hàng loạt động thái điều chỉnh giảm tại các ngân hàng. Cụ thể, Vietcombank có mức mua vào là 25.088 và mức bán ra là 25.458, giảm 49 đồng so với phiên giao dịch ngày 26/4. Giá mua và bán USD hiện tại nằm trong khoảng từ 24.000 - 25.500 VND/USD.